Muốn kinh doanh, bạn cần biết cách kể câu chuyện của mình

Những câu chuyện có khả năng truyền cảm hứng

cau-chuyen

Hãy dành chút thời gian để nhớ lại xem: Đã bao lần bạn thức khuya chỉ vì mải mê đọc một câu chuyện hoặc chăm chú xem một bộ phim hay? Đã bao lần bạn tự dặn mình phải nỗ lực nhiều hơn khi được nghe câu chuyện thành công của người khác?  Đã bao lần bạn thay đổi ý kiến khi tham khảo một một bài viết hết sức thuyết phục trên tạp chí?.

Có thể nói, chuyện kể có một sức mạnh vô hình có thể thay đổi suy nghĩ, hành động cũng như cảm nhận của người nghe nên đặc biệt được các nhà lãnh đạo tận dụng. Kể chuyện là cách nhanh nhất để truyền cảm hứng, thôi thúc ý nghĩ thành hành động. Kể chuyện là cách xây dựng văn hóa công ty, phá vỡ các giới hạn và lật ngược thế cờ. Chuyện giúp ta hình dung mơ ước và biến chúng thành sự thật mà những cách diễn đạt khô khan khác chẳng thể nào làm được.

Rất nhiều nhà lãnh đạo và CEO hàng đầu thế giới đã biết tận dụng chuyện kể thành công cụ đắc lực giúp truyền tải quan điểm và ý tưởng cho nhân viên. Do đó, nếu muốn trở thành một người có khả năng thuyết phục, bạn phải học cách kể chuyện hay. Nhưng học thế nào? Đâu là thời điểm thích hợp để kể chuyện? Làm sao để biết câu chuyện sẽ mang lại kết quả như mong muốn?

cau-chuyen-1

Các kiểu truyện:

Mỗi thời điểm khác nhau sẽ có có cách kể chuyện khác nhau. Thử xem bạn có thể áp dụng cách nào dưới đây.

1. Chuyện: “Tôi là ai”– Khi bắt đầu đảm nhiệm vai trò lãnh đạo ở một môi trường mới, các đồng nghiệp trong nhóm sẽ bắt đầu xì xầm, phỏng đoán xem bạn là người thế nào mặc dù chẳng biết chút gì về bạn. Điều này thật khó chịu phải không? Đây là lúc bạn nên kể cho họ nghe câu chuyện “tôi là ai” để phá vỡ bức tường ngăn cách giữa lãnh đạo và nhân viên, giúp mọi người trong nhóm nhận ra bạn cũng như họ.

Thông qua câu chuyện này, bạn cũng nên tiết lộ một vài điểm yếu hoặc sai lầm của mình để chứng minh cho mọi người thấy bạn rất tin tưởng họ. Họ sẽ thấy bạn không “xa cách” hay “cứng nhắc” mà cũng chỉ là một người bình thường, cũng có lúc mắc phải sai lầm như ai. (Nhớ tiết lộ lỗi nào nhỏ thôi nhé!)

Ví dụ:

Một tác giả biết rằng trong lần gặp đầu tiên, các nhà xuất bản sẽ nghĩ rằng mục đích duy nhất của cuộc gặp là để nghe tác giả bán truyện của mình. Để đối phó, đầu tiên cô ấy giải thích rằng cha mình là một nhà công tác xã hội luôn hy vọng cô sẽ giúp đỡ mọi người (trong khi ông ấy cũng chính là sếp của cô) bằng cách trở thành một luật sự. Bản thân câu chuyện này có 2 lợi ích. Thứ nhất, khẳng định rằng cô ấy không phải là “lá ngọc cành vàng” mà cũng có xuất thân bình thường như mọi người. Thứ hai, chứng minh rằng đôi lúc cô ấy cũng có những hành động điên rồ vì nhập cư đến một lục địa khác chỉ vì không muốn học ở trường luật là một hành động quá cực đoan.

2. Câu chuyện “Vì sao tôi ở đây”– có nét tương đồng với câu chuyện “tôi là ai” vì đều có mục đích tạo sự tin tưởng và giúp các thành viên trong nhóm thấy rõ sự hòa đồng của bạn. Rằng bạn là một người tốt, có thiện chí hợp tác để cùng nhau hoàn thành mục tiêu chung.

Ví dụ:

Một thành viên mới của hội đồng nhà trường được bổ nhiệm thêm chức phó ủy viên chịu trách nhiệm quản lý hiệu trưởng. Trong buổi họp đầu tiên, để thử xem hiệu trưởng có đạt được chỉ tiêu trong năm qua hay không, thành viên này đã trình bày một vài số liệu thực tế để thách thức hiệu trưởng. Sau cuộc họp, phó ủy viên mới đã gặp hiệu trưởng và giải thích rằng “Tôi nghĩ chị biết rằng đó không phải là chỉ trích nhằm vào cá nhân. Tôi nghĩ chị đã làm rất tốt. Tuy nhiên, với vai trò là một phó ủy viên, tôi có bổn phận đảm bảo ngân quỹ giáo dục thành phố phải được sử dụng một cách hợp lý nhất. Tôi cũng sẽ đảm bảo để tiền thưởng được phân bổ một cách chính đáng.” Hiệu trưởng cam đoan đã rõ vấn đề và thật sự cô cảm thấy biết ơn vì quy trình quản lý chặt chẽ này.

3. Câu chuyện giáo dục– Dạy mà không có minh họa thì khó mà dạy cho hay. Đó là mục đích chính của phương pháp “câu chuyện giáo dục” này.

Ví dụ:

Dễ hiểu nhất của thể loại chuyện này là những câu truyện ngụ ngôn của Aesop. Có trẻ em nào trên thế giới khi đọc xong câu chuyện “cậu bé chăn cừu” mà không hiểu bài học là chỉ kêu cứu khi thật sự cần giúp đỡ đâu. Rõ ràng, những chuyện ngụ ngôn này rất đơn giản nhưng lại tạo hiệu quả rất cao, giúp người nghe khắc sâu bài học ngay từ lần đầu tiên.

Dưới đây là một ví dụ điển hình về giá trị của việc giáo dục qua câu chuyện. Mary đang cộng tác với một hệ thống viện dưỡng lão trong khắp cả nước nơi nhân viên làm việc đều rất trẻ và thường sử dụng cách nói chuyện không phù hợp với người cao tuổi. Thách thức của cô là làm thế nào để nhân viên nhớ rằng họ phải dùng cách nói chuyện tôn kính hơn với người già. Cô đã làm được điều này bằng cách kể câu chuyện về bà của mình. Một người vừa trải qua cơn đột quỵ và không còn khả năng nói chuyện. Do cách nói chuyện thiếu tôn trọng của người chăm sóc, sau vài tháng, bà tuyệt thực vì nghĩ rằng mình không thể tiếp tục sống thiếu lòng tự trọng và uy nghiêm như thế.

4. Câu chuyện tầm nhìn– Đây là những câu chuyện thắp lên hy vọng cho đội nhóm, đặc biệt để giúp mọi người nhớ lại tại sao họ lại làm điều này.

Mục đích của câu chuyện tầm nhìn là khơi gợi nhuệ khí và nâng cao tinh thần cho mọi người. Hãy kể một câu chuyện từ chính trái tim mình để nhắc nhở mọi người mục tiêu tối thượng của họ là gì? Tại sao cần đạt được mục tiêu đó.

Một tác giả chia sẻ câu chuyện tầm nhìn của cô ấy: cô là một người hoạt động cộng đồng vì môi trường. Trong một chuyến công tác, tại phi trường, khi chuyến bay bị hoãn lại tới lần thứ 3, thay vì trút bực dọc lên các nhân viên hàng không, cô đã nhớ lại tầm quan trọng của việc giúp đỡ người khác làm việc hòa hợp với nhau để cân bằng lại cảm xúc của mình.

5. Câu chuyện “giá trị của hành động”– bạn nghĩ gì khi nghe đến cụm từ  liêm chính? Thành thật? Làm mọi việc một cách đúng đắn?.

Mỗi cá nhân khác nhau coi trọng các giá trị khác nhau. Nếu bạn muốn truyền tải giá trị nào đến với nhóm, trước tiên hãy bắt đầu xác định những giá trị này có ý nghĩa với mình ra sao. Nếu bạn muốn mọi người trong nhóm nâng cao dịch vụ khách hàng, hãy kể một câu chuyện chứng minh điều đó có ý nghĩa thế nào với bạn.

Vì dụ:

Một hệ thống kính mắt quảng cáo rằng sau khi về nhà mà khách hàng không thích gọng kính đó nữa thì họ sẵn sàng đổi cho khách hàng một gọng kính mới. Vì chiến dịch quảng cáo đó mà hệ thống này tốn thêm một số chi phí nữa. Tuy nhiên, quản lý của hàng thường xuyên kể cho nhân viên nghe trường hợp một khách hàng đã lợi dụng quảng cáo này để kiếm lợi cho mình nhưng cũng chính vị khách hàng ấy không những trở thành khách hàng thân thiết của cửa hàng kính trong nhiều năm, mà còn giới thiệu cho gia đình và bạn bè đến ủng hộ. Do đó, đôi khi những thất thoát nhỏ trong kinh doanh lại mang đến lợi nhuận lớn hơn cho tương lai.

6. Câu chuyện “Tôi biết bạn nghĩ gì”–Thương lượng mặc cả là chuyện thường trong kinh doanh. Lợi thế của thể loại chuyện này giúp bạn nhận ra “sự chống đối” của đối phương và thể hiện “sự chống đối” đó là không đúng trong tình huống này. Bạn cũng nên tôn trọng quan điểm của đối phương đồng trong khi thuyết phục họ rằng bạn đang đúng.

Ví dụ:

Cô bán hàng trong tiệm giày trẻ em thuyết phục người mẹ mua một đôi giày đắt tiền cho bé bằng cách nói rằng sau một tuần mang thử mà cháu bé không thích đôi giày thì bà có thể trả lại để đổi đôi khác hoặc được hoàn tiền. Quy định này được áp dụng cả trong trường hợp đôi giày bị mòn và không thể nào bán lại được. Để minh họa, người bán hàng bèn kể ngay trường hợp một khách hàng cũng đã trả được giày vào tuần trước, và nhấn mạnh rằng đó là bà mẹ duy nhất mang trả lại cho tới lúc này.

LỜI KHUYÊN:

HÃY GHI NHỚ NHỮNG ĐIỀU SAU ĐÂY KHI BẠN KỂ CHUYỆN:

– HÃY THÀNH THẬT: NGƯỜI KỂ CHUYỆN GIỎI LÀ NGƯỜI KỂ CHUYỆN BẰNG CHÍNH TÂM HỒN MÌNH. VÌ VẬY, CHỚ NÊN NGỤY TẠO CẢM XÚC KHI BẠN KHÔNG THẬT SỰ CẢM NHẬN ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ. NGƯỜI NGHE CÓ THỂ SẼ PHÁT HIỆN RA VÀ CÂU CHUYỆN BẠN KỂ SẼ CHẲNG ĐEM ĐẾN KẾT QUẢ TỐT ĐẸP.

– CHÚ Ý ĐẾN THÍNH GIẢ– NHỮNG CÂU CHUYỆN QUÁ DÀI THƯỜNG GÂY NHÀM CHÁN. VÌ THẾ, BẠN HÃY KỂ THẬT NGẮN GỌN VÀ SÚC TÍCH.

– THỰC HÀNH – NÊN LUYỆN TẬP TRƯỚC KHI KỂ CHUYỆN. ĐỪNG NGẠI KỂ CHUYỆN MỘT MÌNH TRƯỚC GƯƠNG HOẶC TRƯỚC MÁY QUAY PHIM ĐỂ GIÚP BẠN TỰ TIN HƠN KHI ĐỨNG TRƯỚC THÍNH GIẢ.

– KINH NGHIỆM– HÃY NHỚ RẰNG KỂ CHUYỆN NGHĨA LÀ CHIA SẺ TRẢI NGHIỆM. ĐỪNG CHỈ DÙNG ÂM THANH (TỪ NGỮ) MÀ NÊN HUY ĐỘNG TẤT CẢ NHỮNG GIÁC QUAN KHÁC. ĐỪNG KỂ LỂ SUÔNG, HÃY TRÌNH DIỄN MỘT CÂU CHUYỆN.

Ví dụ:

THÔNG BÁO VỚI MỌI NGƯỜI RẰNG BÊN NGOÀI ĐANG CÓ TUYẾT THÌ DỄ RỒI. NHƯNG NẾU MUỐN NGƯỜI NGHE THẬT SỰ TRẢI NGHIỆM ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ, HÃY MIÊU TẢ XEM NGOÀI TRỜI LẠNH NHƯ THẾ NÀO VÀ GIÓ THỔI TUYẾT BAY VÀO MẮT BẠN RA SAO. SAU KHI DỌN HẾT TUYẾT TRONG SÂN VÀ NGÓN CHÂN BẠN TÊ CỨNG VÌ ĐÔI GIÀY BOOT KHÔNG ĐỦ ẤM, HÃY KỂ VỚI MỌI NGƯỜI BẠN MƠ ĐƯỢC UỐNG MỘT TÁCH CA CAO NÓNG ĐẾN THẾ NÀO. HÃY CỐ GẮNG TRUYỀN TẢI CẢ 5 GIÁC QUAN: THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC, VỊ GIÁC, XÚC GIÁC, KHỨU GIÁC ĐỂ CÂU CHUYỆN THÊM PHẦN SỐNG ĐỘNG.

Điểm cốt lõi:

Mỗi câu chuyện đều có thể trở thành công cụ hữu ích nếu được kể một cách hiệu quả.

Để kể chuyện hay, cần phải biết mình nên kể thể loại nào và đào sâu thêm ý tưởng cho thể loại đó. Nhớ rằng kể chuyện là kiến tạo trải nghiệm cho người nghe, vì thế hãy tập trung thể hiện ít nhất hai hay ba giác quan khi kể chuyện và thu hút người nghe bằng nhiều hình thức, không chỉ là ngôn ngữ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *